The “sacred face”: What directs Vietnamese people in interacting with others in everyday life

Thứ sáu - 18/12/2015 21:07
The “sacred face”: What directs Vietnamese people in interacting with others in everyday life

This article addresses the concept “face” in the practices of Vietnamese deference rituals.  It explores how Vietnamese people conceptualize the term “face” regarding the manner of showing respect to the other people in everyday life encounters. Drawing upon the qualitative dataset of my Master’s thesis, in the current article  the author puts to use the concepts “face” and “deference rituals” picked up from Goffman’s theory of social interaction to analyze Vietnamese day-to-day social interaction. The author finds out that the face in the context of social interaction is often classified into two categories: the face of the subordinate and the face of the superordinate. Due to the high status of the latter in Vietnam hierarchy, the loss of their face can cause a great seriousness, whereas, the face of the former is of less importance and often belittled. There is a similarity between Vietnamese “face” and “deference ritual” with that of other countries such as Japan, China, and at the same time, a crucial difference in those terms between Vietnamese culture and Western culture.   

-----------

“Thể diện linh thiêng”: Cái gì định hướng người Việt Nam trong tương tác xã hội thường nhật

Nguyễn Trung Kiên

Tóm tắt: Bài báo này tập trung làm rõ khái niệm “thể diện” trong việc thực hành nghi thức biểu hiện tôn trọng của người Việt Nam. Bài viết phân tích cách thức các đặctrưng nhận thức của khái niệm “thể diện” trong việc thể hiện sự tôn trọng đối với người khác trong các tương tác của đời sống thường ngày. Đây là sản phẩm dựa trên dựán nghiên cứu Thạc sỹ tiến hành bằng phương pháp định tính năm 2014, trong đó tác giả sử dụng hai khái niệm chủ đạo là “thể diện” và “nghi thức biểu hiện sự tôn trọng” từ lý thuyết phân tích tương tác xã hội của nhà Xã hội học Erving Goffman. Bài báo này phân tích rằng người Việt Nam thường ngầm định phân chia “thể diện” thành thể diện của người bậc trên - người có địa vị cao và thể diện của người bậc dưới - người có địa vị thấp hơn. Với vị trí của nó trong cấu trúc thứ bậc của xã hội, thể diện của người bậc trên có tầm quan trọng đến mức việc mất thể diện của họ tạo ra vấn đề to lớn trong quan hệ xã hội, trong khi thể diện của người bậc dưới thường bị bỏ qua hoặc xem nhẹ. Bài viết cũng thảo luận sự tương đồng trong việc thực hiện các nghi thức tôn trọng đối với thể diện trong văn hoá Việt Nam và các nước Châu Á như Trung Quốc hay Nhật Bản; cũng như sự khác biệt giữa Việt Nam và văn hoá Phương Tây.

Từ khoá: Thể diện linh thiêng; nghi thức biểu hiện tôn trọng; cách ứng xử; tương tác đời sống thường ngày; thể diện tiêu cực

Tác giả: Lâm Thị Mỹ Dung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn

Được thành lập ngày 31/8/2015 (giấy phép hoạt động số 155/GP-BVHTT ngày 11 tháng 5 năm 2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông, mã số tiêu chuẩn quốc tế ISSN 2354-1172), Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn (Journal of Social Sciences and Humanities) là ấn phẩm khoa học chính thức, duy nhất của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội, phát triển và kế thừa Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tạp chí Khoa học, ĐHQG Hà Nội.

Tạp chí xuất bản định kỳ (04 số tiếng Việt/năm và 02 số tiếng Anh/năm), có nhiệm vụ công bố, giới thiệu các công trình nghiên cứu khoa học khoa học xã hội và nhân văn của các tác giả là các nhà khoa học trong và ngoài nước, phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học. Hội đồng biên tập của Tạp chí hiện bao gồm 33 nhà khoa học có uy tín trong nước và quốc tế. Tạp chí tập trung và ưu tiên đăng tải những bài báo theo định hướng của tinh thần cởi mở, sáng tạo, nhanh chóng vươn lên để tiếp cận và sánh ngang với các tạp chí có uy tín hàng đầu của khu vực và trên thế giới. Nội dung chính của Tạp chí bao gồm các Bài nghiên cứu (khoảng 6000 đến 15000 từ), các bài điểm sách, thông tin khoa học (khoảng 300 đến 1500 từ) được trình bày theo đúng cấu trúc và chuẩn mực của một tạp chí khoa học.

Các bài viết của Tạp chí hiện đang được trích dẫn bởi Google Scholar, WorldCat, Open Archives, Cosmos Impact Factor, Advanced Sciences Index, Scientific Indexing Services, CrossRef, EBSCO Information Services.

Mọi thông tin xin liên hệ: Phòng Tạp chí, 701 - E, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. ĐT: 024.35581984; email: tckhxhnv@vnu.edu.vn hoặc tapchikhxhnv@gmail.com

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây