The 1975 Vietnam War’s End and Its Impacts on Korean Peninsula’s Politics

Thứ sáu - 18/12/2015 20:57
The 1975 Vietnam War’s End and Its Impacts on Korean Peninsula’s Politics

This study deeply analyzes primary sources such as North and South Korea’s periodicals, Vietnamese government’s official documents, FRUS and Woodrow Wilson Center’s documents, in order to elucidate the political context on the Korean Peninsula before and after 1975, the institutionalization of the governments in North and South Korea and the relationships of South Korea-U.S.-Japan and North Vietnam-China-North Korea at the moment of the Vietnam War’s end. It clarifies the impacts of the Vietnam War’s end on the politics of the  Korean Peninsula.

For South Korea, the collapse of Saigon was considered as a historic tragedy for a former ally in Southeast Asia. The Vietnam issue, therefore, was of considerable concern in South Korea. Meanwhile, for North Korea, Vietnam’s unification was seen as an encouragement from North Vietnam towards North Korea in its unification-by-force strategy. But the meaning of the unification of Vietnam was not limited to this. Both the goverments in North and South Korea took advantage of the changing international context resulting from the Vietnam War in their own ways to strengthen their institutions and legitimacy by strengthening the power of their leadership.

Particularly, by analyzing North Vietnam-North Korea relations, which started to cool off at the conclusion of the Vietnam War, while at the same time analyzing the China factor, this study points out that the leaders in North Korea were quick to give up on the unification-by-force policy. They in fact sought to maintain the status quo-the  division of the Korean Peninsula-due to domestic political interests.

----------------------

Kết thúc Chiến tranh Việt Nam năm 1975 ảnh hưởng đến chính trị Bán đảo Triều Tiên

Do Thanh Thao Mien*

 

Tóm tắt: Nghiên cứu này phân tích sâu những tài liệu gốc như báo chí phát hành của Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên, tài liệu hành chính của Việt Nam, tài liệu ngoại giao của Mỹ và tài liệu của trung tâm Woodrow Wilson Center để làm rõ: bối cảnh chính trị bán đảo Triều Tiên trước và sau năm 1975, thể chế chính quyền ở Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên, các mối quan hệ Mỹ - Hàn - Nhật và Việt Nam - Trung Quốc - Bắc Triều Tiên tại thời điểm cuộc Chiến tranh Việt Nam (CTVN) kết thúc.

Đối với Hàn Quốc, sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn là bi kịch lịch sử của một cựu đồng minh tại Đông Nam Á.  Do đó, vấn đề Việt Nam năm 1975 là mối quan tâm lớn đối với Hàn Quốc. Trong khi đó, sự thống nhất của Việt Nam đã cổ vũ phong trào giải phóng và thống nhất tại Bắc Triều Tiên. Nhưng ý nghĩa của việc Việt Nam thống nhất không chỉ dừng lại ở đó. Cả hai chính phủ Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên đã biến tình hình chính trị quốc tế mới được hình thành do kết quả của CTVN thành cơ hội để củng cố, tăng cường thể chế chính quyền và sức mạnh của giới lãnh đạo.

Đặc biệt, bằng cách phân tích mối quan hệ Việt Nam-Bắc Triều Tiên mà bắt đầu có phần lạnh nhạt khi CTVN kết thúc, đồng thời bằng việc phân tích yếu tố Trung Quốc, nghiên cứu này chỉ ra rằng các nhà lãnh đạo ở Bắc Triều Tiên đã thay đổi chính sách thống nhất. Trên thực tế họ đã tìm cách duy trì nguyên trạng bán đảo Triều Tiên, vì lợi ích chính trị trong nước.

Từ khoá: Chiến tranh Việt Nam, quan hệ Hàn-Mỹ-Nhật, quan hệ Việt Nam-Trung Quốc-Bắc Triều Tiên, chế độ độc tài của Pak Chung-hee, chế độ thế tập

 

Tác giả: Lâm Thị Mỹ Dung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn

Được thành lập ngày 31/8/2015 (giấy phép hoạt động số 155/GP-BVHTT ngày 11 tháng 5 năm 2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông, mã số tiêu chuẩn quốc tế ISSN 2354-1172), Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn (Journal of Social Sciences and Humanities) là ấn phẩm khoa học chính thức, duy nhất của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội, phát triển và kế thừa Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tạp chí Khoa học, ĐHQG Hà Nội.

Tạp chí xuất bản định kỳ (04 số tiếng Việt/năm và 02 số tiếng Anh/năm), có nhiệm vụ công bố, giới thiệu các công trình nghiên cứu khoa học khoa học xã hội và nhân văn của các tác giả là các nhà khoa học trong và ngoài nước, phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học. Hội đồng biên tập của Tạp chí hiện bao gồm 33 nhà khoa học có uy tín trong nước và quốc tế. Tạp chí tập trung và ưu tiên đăng tải những bài báo theo định hướng của tinh thần cởi mở, sáng tạo, nhanh chóng vươn lên để tiếp cận và sánh ngang với các tạp chí có uy tín hàng đầu của khu vực và trên thế giới. Nội dung chính của Tạp chí bao gồm các Bài nghiên cứu (khoảng 6000 đến 15000 từ), các bài điểm sách, thông tin khoa học (khoảng 300 đến 1500 từ) được trình bày theo đúng cấu trúc và chuẩn mực của một tạp chí khoa học.

Các bài viết của Tạp chí hiện đang được trích dẫn bởi Google Scholar, WorldCat, Open Archives, Cosmos Impact Factor, Advanced Sciences Index, Scientific Indexing Services, CrossRef, EBSCO Information Services.

Mọi thông tin xin liên hệ: Phòng Tạp chí, 701 - E, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. ĐT: 024.35581984; email: tckhxhnv@vnu.edu.vn hoặc tapchikhxhnv@gmail.com

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây