Giảng dạy Thư đạo ở Nhật Bản có thể ngược dòng từ thời Edo, tức là từ thế kỉ XVII. Thư đạo đóng vai trò bổ sung năng lực hiểu nghĩa chữ Hán và hun đúc trật tự tinh thần cho người dân Nhật Bản đương thời. Thư đạo là một loại hình văn hóa truyền thống Nhật Bản. Bài viết trình bày tình hình biến đổi của Thư đạo trong các giai đoạn trước chiến tranh, sau chiến tranh và thực trạng hiện nay. Trước chiến tranh, Thư đạo vốn được gọi là môn học độc lập, gọi là “luyện chữ”. Sau đó, môn học này bị gộp với kỹ năng “đọc sách” và “viết văn” thành một môn học chung của hợp phần “Quốc ngữ”. Năm Showa 16 (1931), Thư đạo được phục hồi thành môn “luyện chữ” độc lập khỏi “Quốc ngữ”. Hiện nay, Thư đạo được giảng dạy trong môn “viết chữ” với hai nội dung là kakikata (cách viết) sử dụng bút cứng và shuji (luyện chữ) sử dụng bút lông. Trước chiến tranh, ở Nhật Bản, loại bút lông gọi là “quyển bút” quấn bằng ống giấy được sử dụng rộng rãi, nhưng sau chiến tranh, loại bút lông có cấu trúc kiểu “thủy bút” được truyền bá vào Nhật Bản từ Trung Quốc trở nên phổ biến. Do cấu trúc hai loại bút khác nhau nên kĩ thuật viết chữ cũng thay đổi. Tuy nhiên, ở Nhật Bản sau chiến tranh số lượng giáo viên thực sự nắm được các kiến thức và bút pháp của Thư đạo giảm sút. Ở các trường học, các địa phương, thậm chí lớp học Thư đạo, vẫn có tình trạng sử dụng bút kiểu mới nhưng dạy theo bút pháp kiểu cũ. Bài viết này xin dành một phần nội dung để trình bày về sự biến đổi của chủng loại, cấu tạo cây bút, dẫn đến sự khác biệt của bút pháp Thư đạo.
Ngày nhận 09/4/2019; ngày chỉnh sửa 11/5/2019; ngày chấp nhận đăng 31/5/2019
Tác giả: Lại Quốc Khánh
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn