Định hướng phát triển Tạp chí

Thứ năm - 01/04/2021 18:30

1.  Sứ mệnh và tầm nhìn đến năm 2030

1.1.Sứ mệnh

Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn là diễn đàn trao đổi học thuật, giới thiệu những kết quả nghiên cứu khoa học mới và chất lượng cao của các ngành khoa học xã hội và nhân văn ở trong và ngoài nước phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa.

1.2. Tầm nhìn đến năm 2030

            Đến năm 2030, Tạp chí phấn đấu đạt các tiêu chuẩn quốc tế thuộc danh mục các tạp chí khoa học uy tín hàng đầu trong khu vực và thế giới (SCOPUS của Elseviervà Viện thông tin khoa học Institute for Scientific Information(ISI) của Thomson Reuter).

2. Phương hướng hoạt động đến năm 2030

2.1. Tiếp tục góp phần tư vấn xây dựng và định hướng triển khai các chủ trương đường lối và phát triển đất nước

            - Bám sát chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, đánh giá thực trạng, giới thiệu các kinh nghiệm quốc tế, các vấn đề lý luận, lý thuyết mới, kịp thời phản ánh và đề xuất các giải phápgiải quyết và phát triển về kinh tế, xã hội, văn hóa của đất nước nhằm góp phần đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.
            - Không ngừng nâng cao chất lượng và tính thiết thực của tạp chí theo hướng đa dạng hóa nội dung và đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học xã hội và nhân văn; đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục-đào tạo của đất nước.

2.2. Tích cực hỗ trợ các hoạt động Nghiên cứu khoa học và Đào tạo của cán bộ và sinh viên

            - Hỗ trợ công bố các bài viết có chất lượng theo cam kết của các đề tài khoa học;
            - Chọn lựa giới thiệu kịp thời các tham luận, bài viết tại các hội thảo khoa học;
            - Đăng tải các bài viết do nghiên cứu sinh, học viên cao học đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng khoa học.

2.3. Quốc tế hóa chất lượng tạp chí

            - Thiết lập mạng lưới các nhà khoa học (trong và ngoài nước) tham gia viết bài và phản biện bài viết cho tạp chí;
            - Đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế bằng cách xuất bản, quảng bá các ấnphẩm bằng tiếng Anh. Liên kết, phối hợp với các khoa và các đơn vị trong trường để giới thiệu, quảng bá tạp chí ra ngoài nước; và mời các giáo sư, chuyên gia nước ngoài tham gia viết bài và phản biện bài viết cho tạp chí.
- Xây dựng website của Tạp chí; quản lý quy trình gửi-nhận-phản biện và xuất bản bài viết trên Tạp chí bằng phần mềm Quản lý tạp chí; các bài viết của Tạp chí được truy cập mở trên website; các bài viết được chấp nhận đăng sẽ được công bố trước trên trang web (online first).
- Hợp tác với các nhà xuất bản/tạp chí nước ngoài, các dịch vụ dữ liệu nước ngoài để đến năm 2022, số tiếng Anh của Tạp chí được xuất bản tại một nhà xuất bản của nước ngoài; các bài viết được lưu trữ ở các cơ sở dữ liệu quốc tế.

3. Định hướng hoạt động của Tạp chí 2019-2022

3.1. Kế hoạch hoạt động

            - Tăng cường việc quảng bá, giới thiệu tạp chí đến các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và các cơ sở phát hành ấn phẩm khoa học (trong và ngoài nước);
            - Tiếp tục làm việc cùng các cơ sở dữ liệu lớn trên thế giới để trích dẫn nội dung xuất bản của Tạp chí (hiện đã được Google Scholar, Worldcat, Openarchives trích dẫn; và cũng đang được xem xét bởi JSTOR, CrossRef, DOAJ, Index Copernicus,...)
- Xác định một số hội thảo cần xuất bản đặc san của Tạp chí;
            - Hoàn thiện trang web và phần mềm quản lý Tạp chí trực tuyến (hiện đang thử nghiệm tại http://journal.ussh.vnu.edu.vn);
            - Liên hệ với nhà xuất bản quốc tế để đề xuất hình thức hợp tác (hiện đã gửi hồ sơ đến Taylor and Francis; dự kiến sẽ trao đổi cơ hội cùng Springer, Elsevier).
            - Xây dựng Đề án quốc tế hóa Tạp chí

3.2. Các chủ đề cho Tạp chí

            - Khoa học xã hội với cách mạng công nghiệp 4.0
            - Những quan điểm lý thuyết mới và phương pháp tiếp cận mới trong nghiên cứu khoa học xã hội Việt Nam; Những thách thức của khoa học xã hội và nhân văn hiện nay;
            - Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập TPP và Cộng đồng ASEAN
            - Khủng hoảng di cư: các cách tiếp cận đa chiều
            - Biến đổi khí hậu và những thách thức cho Việt Nam
            - Vấn đề tôn giáo và sắc tộc trong tình hình hiện nay
            - Viễn tượng phát triển cho Việt Nam


 

Tác giả: Ed Trần Xuân Hùng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn

Được thành lập ngày 31/8/2015 (giấy phép hoạt động số 155/GP-BVHTT ngày 11 tháng 5 năm 2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông, mã số tiêu chuẩn quốc tế ISSN 2354-1172), Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn (Journal of Social Sciences and Humanities) là ấn phẩm khoa học chính thức, duy nhất của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội, phát triển và kế thừa Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tạp chí Khoa học, ĐHQG Hà Nội.

Tạp chí xuất bản định kỳ (04 số tiếng Việt/năm và 02 số tiếng Anh/năm), có nhiệm vụ công bố, giới thiệu các công trình nghiên cứu khoa học khoa học xã hội và nhân văn của các tác giả là các nhà khoa học trong và ngoài nước, phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học. Hội đồng biên tập của Tạp chí hiện bao gồm 33 nhà khoa học có uy tín trong nước và quốc tế. Tạp chí tập trung và ưu tiên đăng tải những bài báo theo định hướng của tinh thần cởi mở, sáng tạo, nhanh chóng vươn lên để tiếp cận và sánh ngang với các tạp chí có uy tín hàng đầu của khu vực và trên thế giới. Nội dung chính của Tạp chí bao gồm các Bài nghiên cứu (khoảng 6000 đến 15000 từ), các bài điểm sách, thông tin khoa học (khoảng 300 đến 1500 từ) được trình bày theo đúng cấu trúc và chuẩn mực của một tạp chí khoa học.

Các bài viết của Tạp chí hiện đang được trích dẫn bởi Google Scholar, WorldCat, Open Archives, Cosmos Impact Factor, Advanced Sciences Index, Scientific Indexing Services, CrossRef, EBSCO Information Services.

Mọi thông tin xin liên hệ: Phòng Tạp chí, 701 - E, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. ĐT: 024.35581984; email: tckhxhnv@vnu.edu.vn hoặc tapchikhxhnv@gmail.com

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây