Bài viết phân tích cách Việt Nam kết nối với mạng lưới sản xuất quốc tế, và cách thức kết nối đó đã tác động đến vị thế của các ngành có liên quan đến Chuỗi giá trị toàn cầu (Global Value Chain - GVC). Phân tích cho thấy Việt Nam chuyên về các hoạt động sản xuất trong các công đoạn của một dây truyền lắp ráp, chế biến sản phẩm. Do đó, sự tham gia GVC ngày càng tăng lên dẫn đến các liên kết ngược đặc biệt là trong các ngành máy tính, điện tử, dệt may, giày dép, thực phẩm, đồ uống, và các ngành công nghiệp điện máy. Ngoài ra, có sự phổ biến của các công ty nước ngoài trong các kênh phân phối và tiếp thị của các ngành công nghiệp tích hợp cao. Do đó, để tăng trưởng kinh tế dẫn đầu xuất khẩu bền vững, chiến lược lắp ráp của Việt Nam sẽ gắn liền với chiến lược phát triển năng lực công nghiệp bản địa và nền tảng công nghệ quốc gia. Điều này sẽ giúp Việt Nam nâng cấp các hoạt động của mình dọc theo các chuỗi giá trị dưới các hình thức nâng cấp sản phẩm, nâng cấp quy trình, nâng cấp chức năng và nâng cấp ngành để có thể chuyển đổi vai trò của mình, từ “đại lý lắp ráp” thành “nhà sản xuất bản địa”.
Ngày nhận 11/3/2019; ngày chỉnh sửa 05/4/2019; ngày chấp nhận đăng 28/6/2019
Tác giả: Lại Quốc Khánh
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn