Hán thi hay thơ chữ Hán xuất hiện tại Nhật Bản vào thế kỷ thứ VII, sau một thời gian chữ Hán được du nhập từ Trung Quốc và được sáng tác tuân theo những quy luật của thơ Đường Trung Quốc như luật bằng trắc, đối ý, v.v… Sau đó, Hán thi của Nhật Bản tiếp tục biến đổi và trở thành một bộ phận quan trọng trong văn học cổ điển Nhật Bản. Thời Edo, việc Hán văn được đặc biệt coi trọng và việc tiếp cận Hán văn được mở rộng trong mọi tầng lớp xã hội đã tạo nên một thời kỳ bùng nổ rực rỡ của Hán thi với số lượng đông đảo các nhà thơ, cùng khối lượng tác phẩm đồ sộ. Hán thi thời kỳ Edo có thể chia thành hai giai đoạn với những đặc điểm riêng biệt là tiền kỳ và hậu kỳ Edo. Bài viết này tập trung phân tích đặc điểm của Hán thi hậu kỳ Edo. Đây là giai đoạn mà Hán thi, mặc dù về hình thức vẫn là một thể loại văn học có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng về mặt nội dung đã vượt ra ngoài những điển tích và mô típ của Trung Quốc, khai thác nhiều đề tài mới, gần gũi hơn với cuộc sống và thị hiếu của người dân Nhật Bản đương thời.
Ngày nhận 22/4/2019.; ngày chỉnh sửa 15/5/2019; ngày chấp nhận đăng 31/5/2019
Tác giả: Lại Quốc Khánh
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn