Vào thời điểm kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ II, ở Đông Dương có khoảng 97 nghìn người Nhật, bao gồm cả binh sĩ và thường dân Nhật Bản. Khi đó, không ai dám tưởng tượng đến việc những người Nhật này có thể về nước an toàn và suôn sẻ. Nghiên cứu này tập trung chú ý tới chính sách giải giáp vũ khí và hồi hương quân đội và thường dân Nhật Bản ở Việt Nam được xác định như thế nào và tại sao những người Nhật có thể về nước một cách nhanh chóng? Ai chịu trách nhiệm thực hiện quá trình giải giáp vũ khí và hồi hương này? Có sự khác biệt như thế nào giữa quá trình giải giáp vũ khí và hồi hương của binh sĩ, thường dân Nhật ở khu vực miền Nam, nơi quân đội Anh chiếm đóng và giúp Pháp khôi phục lại quyền kiểm soát, trong khi ở miền Bắc lại là quân đội Trung Quốc của Quốc dân Đảng? Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng nếu ở miền Bắc Việt Nam, quá trình giải giáp vũ khí và hồi hương của người Nhật được thực hiện khá thuận lợi, không chịu ảnh hưởng bởi các xung đột chính trị thì ở miền Nam, quá trình này diễn ra khá phức tạp, thậm chí có những lúc, quân đội Nhật được phép sử dụng vũ khí để duy trì trị an.
Ngày nhận 09/4/2019; ngày chỉnh sửa 09/5/2019; ngày chấp nhận đăng 31/5/2019
Tác giả: Lại Quốc Khánh
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn