Nhật Bản đang đi trên con đường nhiều chông gai và ngã rẽ từ sau Minh Trị duy tân. Đồng thời cũng gặp phải những thách thức nghiêm trọng trong nước và cả quốc tế cũng như những nhiệm vụ kinh tế, chính trị. Ngày nay, Nhật Bản cũng phải đối diện vấn đề dân số (vấn đề già hóa, ít con), sự suy giảm ở các địa phương, vấn đề tự đảm bảo lương thực, vấn đề môi trường toàn cầu và làn sóng toàn cầu hóa. Những vấn đề hỗn độn phức tạp như vậy được gọi là “Hội chứng Nhật Bản”. Nhật Bản từ sau Thế chiến thứ II đã trải qua giai đoạn tăng trưởng kinh tế cao độ và chỉ chăm chú hướng tới cán cân thương mại (thặng dư hoặc thâm hụt). Tuy nhiên, do sụt giảm đà tăng trưởng dân số, gia tăng tỷ lệ sinh viên học ở bậc cao hơn, suy giảm dân số nông nghiệp và gia tăng diện tích đất bỏ hoang… đã khiến cho Nhật Bản gặp phải vấn đề suy thoái xã hội ở các vùng địa phương. Chính phủ Nhật Bản đã chỉ đạo chương trình “Chiho Sousei (Phục hồi địa phương)” tại cộng đồng địa phương và nỗ lực tái phát triển, tiến tới phục hồi. Bài viết này, tôi xin phép giới thiệu sự phát triển xanh của khu vực thông qua bài học về “Trạm dừng nghỉ” và “Washoku (Ẩm thực Nhật Bản)” dựa trên một số luận điểm văn hóa của Nhật Bản và phân tích quan điểm tương lai về kinh tế học sinh thái.
Ngày nhận 09/4/2019; ngày chỉnh sửa 15/4/2019; ngày chấp nhận đăng 31/5/2019
Tác giả: Lại Quốc Khánh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn