Qua khảo sát trước tác của các nữ thi nhân thời Đường còn lưu lại trong Toàn Đường thi, bài viết đã chỉ ra những dấu ấn của ba hệ tư tưởng quan trọng trong văn hoá Trung Quốc (Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo) trong mảng tác phẩm này. Theo đó, Nho giáo có dấu ấn sâu đậm nhất, thể hiện qua ý thức của người phụ nữ về các vai trò trong gia đình của mình. Màu sắc Đạo giáo cũng là một điểm đáng chú ý trong thơ nữ thời Đường với biểu hiện tập trung nhất là những bài thơ viết về đời sống sinh hoạt của các nữ đạo sĩ. Ngoài ra, nó còn được thể hiện qua sự mộ đạo được thể hiện trong thơ của một số phụ nữ cung đình cũng như những tưởng tượng phong phú liên quan đến thần tiên trong thơ của nhiều tầng lớp phụ nữ trong xã hội. Ngược lại, dấu ấn Phật giáo trong thơ ca của phụ nữ thời Đường có phần khá mờ nhạt, phần lớn gắn với việc miêu tả hoạt động tham quan chùa chiền, nghe giảng kinh Phật và sử dụng Thiền ngữ của một số ít tác giả.
Tác giả: Thao Quoc Tran
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn