Tại các khu vực chịu ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa như Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên và Việt Nam, các vương triều bản địa khi du nhập một mô hình kinh đô từ Trung Quốc, cũng đồng thời du nhập các lý tưởng thống trị thể hiện trong qui hoạch và kiến trúc đó. Về mặt phương pháp luận, khi nghiên cứu kinh đô của Nhật Bản và Việt Nam, nếu tìm ra được lý tưởng thống trị đóng vai trò là nền tảng thiết kế của một kiến trúc đơn lẻ, xem xét cách thức thể hiện chúng trên thực tế, so sánh với các kinh đô của Trung Quốc, chúng ta có thể làm rõ mô hình kinh đô nào của Trung Quốc đã được lựa chọn để tham khảo cũng như ý tưởng thiết kế của toàn thể kinh đô bản địa đó.
Trong bài viết này, tác giả chỉ ra một điểm tương đồng trong thiết kế Cung đô Nhật Bản thế kỷ VII và Kinh đô Thăng Long thời Lý. Đó là việc thiết kế treo chuông-đặt hòm ở khu vực phía Nam chính điện. Tác giả chỉ ra rằng sự tương đồng này xuất phát từ việc cả nhà nước Nhật Bản thời cổ đại và vương triều Lý của Đại Việt đều đã tiếp thu tư tưởng “chiêu gián”, bắt nguồn từ thời Tiên Tần của Trung Quốc. Trên cơ sở tham khảo cách thức thể hiện tư tưởng “chiêu gián” trong thiết kế kinh đô Trung Quốc qua các thời kỳ, tác giả muốn chỉ ra ảnh hưởng từ mô hình Kiến Khang của Nam triều đối với ý tưởng thiết kế Cung đô Nhật Bản thế kỷ VII và Kinh đô Thăng Long thời Lý.
Từ khóa: Ý tưởng thiết kế; kinh đô; tư tưởng “chiêu gián”; nghiên cứu so sánh; ảnh hưởng Nam triều.
Tác giả: Phạm Lê Huy
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn