Bài viết phân tích bước chuyển của nền kinh tế Malaya từ truyền thống sang hiện đại dưới tác động của chính sách thực dân của Anh trong giai đoạn cuối thế kỉ XIX-nửa đầu thế kỉ XX. Đặt dưới góc nhìn về vai trò chủ thể của ngoại kiều trong nền kinh tế Malaya, bài viết tập trung vào hai lĩnh vực được coi là “xương sống” hay “trụ cột” của nền kinh tế thuộc địa: Công nghiệp thiếc và cao su-mà chính là ở đó-các cộng đồng nhập cư (người Hoa, người châu Âu nói chung và người Anh nói riêng) đã giữ vai trò chi phối hầu như tuyệt đối. Trong khi đó, chính quyền Anh lại chủ trương không can thiệp vào nền tảng kinh tế truyền thống của người Malay bản địa nhằm một mặt hạn chế tối đa sự biến đổi kinh tế-xã hội nơi làng xã, mặt khác duy trì người Malay trở thành “giai cấp nông dân cố định”. Bài viết do đó sẽ cung cấp thêm cơ sở khoa học dựa trên cách tiếp cận xã hội học kinh tế và xã hội học lịch sử để nhận diện các nguyên nhân gây mâu thuẫn tộc người Malay-Hoa ở đất nước Malaya/Malaysia.
Từ khóa: Malaya thuộc Anh; kinh tế thuộc địa; thiếc; cao su; người Hoa; người Malay.
Tác giả: Lâm Thị Mỹ Dung
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn