Bài viết trình bày quá trình hình thành và phát triển của ngành Địa chính gắn liền với sự ra đời của Nha Địa chính Đông Dương và ngành Địa chính, cùng các hoạt động đo đạc, quy chủ, lập sổ và quản lý điền thổ của chính quyền thực dân Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX. Cho đến những năm 1930, công việc này về cơ bản đã được hoàn thành tại vùng châu thổ Bắc Kỳ và các vùng đồng bằng thuộc Nam Kỳ và Trung Kỳ của đất nước.
Tuy tốc độ tiến hành còn chậm và chưa triệt để (công việc đo đạc, quy chủ và quản thủ ruộng đất ở các vùng trung du, miền núi hầu như chưa được thực hiện cho đến cuối thời thuộc địa), nhưng các hoạt động này đã tăng cường chất lượng và hiệu quả công tác khám đạc, quản lý đất đai, đảm bảo nguồn thuế đất cho nhà nước; đồng thời thúc đẩy quá trình tư hữu hóa và tập trung ruộng đất, tạo điều kiện phát triển sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp Việt Nam dưới thời thuộc địa. Có thể coi những hoạt động này như một cuộc cải cách, một sự thay đổi căn bản trong chế độ quản lý ruộng đất ở Việt Nam so với thời nhà Nguyễn và các giai đoạn lịch sử trước đó.
Từ khóa: Đo đạc; quản lý đất đai; Việt Nam; thời Pháp thuộc.
Tác giả: Lâm Thị Mỹ Dung
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn