Khái quát sự vận động của tư duy lý luận và sáng tạo văn nghệ giai đoạn 1975-1985

Thứ năm - 18/08/2016 19:39
Khái quát sự vận động của tư duy lý luận và sáng tạo văn nghệ giai đoạn 19751985

Tóm tắt: Công cuộc đổi mới của Việt Nam luôn được hiểu, được bắt đầu từ năm 1986, gắn liền với đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam. Khởi đầu là đổi mới tư duy, nghĩa là đổi mới nhận thức về những gì vốn đã được định hình, được thừa nhận là mẫu mực, bất khả xâm phạm. Tiếp theo đó là đổi mới kinh tế, rồi mới lan sang các lĩnh vực khác như văn hóa, văn nghệ. Tuy nhiên, văn học nghệ thuật, do tính đặc thù của nó, đã chứa đựng những yếu tố yêu cầu đổi mới từ sớm hơn nhiều, từ những năm cuối của cuộc chiến và càng rõ hơn từ khi chiến tranh kết thúc năm 1975. Minh chứng cho điều này, bài viết tập trung phân tích một số bài viết, những trăn trở của Nguyễn Khải, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Minh Châu (Di cảo, Trang giấy trước đèn…); các sáng tác của Nguyễn Trọng Oánh (Đất trắng); Thái Bá Lợi (Hai người trở lại Trung đoàn), Nguyễn Đình Thi (Nguyễn Trãi ở Đông Quan, Rừng trúc), Lưu Quang Vũ (Tôi và chúng ta), Nguyễn Minh Châu (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Chiếc thuyền ngoài xa…), Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh… và đi đến kết luận:

- Những năm 1975-1985 thực sự là giai đoạn chuẩn bị nhiều mặt cho những đổi mới của văn nghệ Việt Nam. Không có 10 năm nung nấu này thì khó mà có được sự “bùng nổ” khi Đảng chính thức “cởi trói” cho văn nghệ.

- Sự đổi mới trong mười năm này vừa xuất phát từ nhu cầu tự thân của văn nghệ, vừa từ thực tiễn bức bách của đời sống; nó bắt đầu từ sáng tác rồi sau đó mới đến lý luận, phê bình (văn học). Từ thực tiễn sáng tác đã cung cấp thêm tư liệu cho các nhà lý luận, phê bình đúc kết thành những vấn đề, qui luật của diễn trình đổi mới.

- Những thay đổi về hệ hình giá trị đã đem lại tiếng nói mới cho văn nghệ. Ý thức, tư duy văn học thay đổi cũng là một bước làm cho văn nghệ dân chủ hơn. Đổi thay là tất yếu và không chỉ vậy, phải thay đổi cả cơ chế đầu tư cho văn nghệ theo hướng bỏ bao cấp, bỏ tư tưởng lãnh đạo và đầu tư theo kiểu hành chính như các lĩnh vực khác.

Từ khóa: Văn học; lý luận; nghệ thuật; sáng tạo.

Tác giả: Lâm Thị Mỹ Dung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn

Được thành lập ngày 31/8/2015 (giấy phép hoạt động số 155/GP-BTTTT ngày 11 tháng 5 năm 2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông, mã số tiêu chuẩn quốc tế ISSN 2354-1172), Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn (Journal of Social Sciences and Humanities) là ấn phẩm khoa học chính thức, duy nhất của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội, phát triển và kế thừa Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tạp chí Khoa học, ĐHQG Hà Nội.

Tạp chí xuất bản định kỳ (04 số tiếng Việt/năm và 02 số tiếng Anh/năm), có nhiệm vụ công bố, giới thiệu các công trình nghiên cứu khoa học khoa học xã hội và nhân văn của các tác giả là các nhà khoa học trong và ngoài nước, phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học. Hội đồng biên tập của Tạp chí hiện bao gồm 35 nhà khoa học có uy tín trong nước và quốc tế. Tạp chí tập trung và ưu tiên đăng tải những bài báo theo định hướng của tinh thần cởi mở, sáng tạo, nhanh chóng vươn lên để tiếp cận và sánh ngang với các tạp chí có uy tín hàng đầu của khu vực và trên thế giới. Nội dung chính của Tạp chí bao gồm các Bài nghiên cứu (khoảng 6000 đến 15000 từ), các bài điểm sách, thông tin khoa học (khoảng 300 đến 1500 từ) được trình bày theo đúng cấu trúc và chuẩn mực của một tạp chí khoa học.

Các bài viết của Tạp chí hiện đang được trích dẫn bởi Google Scholar, WorldCat, Open Archives, Cosmos Impact Factor, Advanced Sciences Index, Scientific Indexing Services, CrossRef, EBSCO Information Services.

Mọi thông tin xin liên hệ: Phòng Tạp chí, 611 - E, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. ĐT: 024.35581984; email: tckhxhnv@vnu.edu.vn hoặc tapchikhxhnv@gmail.com

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây