Trong nghiên cứu và giảng dạy về Nho giáo nói chung và Nho giáo tiên Tần nói riêng, phạm trù Tín là một trong những phạm trù chính trị-đạo đức cơ bản của Nho giáo tiên Tần chưa được nghiên cứu, đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện, khách quan và khoa học. Vì vậy, trong bài viết này (qua nghiên cứu bộ “Tứ thư”), trên cơ sở vận dụng phương pháp chuyên ngành lịch sử triết học, phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể và kết hợp với một số phương pháp nghiên cứu khoa học khác như: Phương pháp khách quan-toàn diện, phương pháp phân tích-tổng hợp, v.v, tác giả phân tích làm rõ 3 nội dung cơ bản trong phạm trù “Tín” của Nho giáo tiên Tần: I. Tín là chuẩn mực đạo đức cần có ở mỗi người trong quan hệ “Bằng hữu” (bạn bè), II. Tín (lòng trung tín, sự thành tín) là một đức, là yêu cầu cơ bản về mặt đạo đức của mọi người, cộng đồng trong xã hội và III. Tín là “lòng tin”, sự tin cậy của người dân đối với nhà vua, người cai trị, cầm quyền.
Ngày nhận: 22/6/2016; ngày chỉnh sửa 03/9/2016; ngày chấp nhận đăng 30/9/2016
Tác giả: Lại Quốc Khánh
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn