Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, nền văn học Việt Nam chứng kiến những đổi mới mạnh mẽ chưa từng thấy trong tư duy nghệ thuật của nhà văn và cấu trúc tự sự của tiểu thuyết. Một trong những biểu hiện thú vị nhất của công cuộc đổi mới sôi động này, không hẳn là ở sự sản sinh ra những chất liệu và nhân tố nghệ thuật mới, mà lại nằm ở sự thâu nhận và “tái sử dụng” tích cực những yếu tố truyền thống-đặc biệt là các yếu tố lịch sử và yếu tố tự sự dân gian. Ở đây, dưới ánh sáng liên văn bản, chúng tôi muốn hướng đến quá trình xâm nhập, tái sinh và chuyển hóa mạnh mẽ của chất liệu lịch sử, những cấp độ và mô thức diễn giải lịch sử trong tiểu thuyết Việt Nam từ 2000 đến nay, như là một góc chiếu cho việc quan sát những chuyển động nội tại của cấu trúc tiểu thuyết đương đại. Từ đó, chúng tôi khảo sát hai hiện tượng tương ứng là "viết lại lịch sử” và “giễu nhại lịch sử”-như là một phần trong tiến trình “hậu hiện đại hóa” tiểu thuyết đương đại-trên tinh thần hoài nghi các “Đại tự sự” (các mô thức tư duy và kiến tạo tác phẩm có tính chất truyền thống, vững bền trước đó).
Ngày nhận: 18/11/2015; ngày chỉnh sửa 09/11/2016; ngày chấp nhận đăng 30/11/2016
Tác giả: Lại Quốc Khánh
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn