Trong pantun Melayu các cặp từ trái nghĩa ở các phát ngôn liền kề đã tạo ra cấu trúc đối lập, đó là một biểu hiện của phép đối và có chức năng liên kết đoạn pantun. Có ba hình thức biểu đạt bao gồm đối trái nghĩa trực tiếp, đối trái nghĩa gián tiếp và đối trái nghĩa lâm thời, được thể hiện theo các nhóm ý nghĩa nhất định như sau: Đối trái nghĩa trực tiếp gồm những cặp trái nghĩa nằm trong nhóm ý nghĩa chỉ những hiện tượng tự nhiên, xã hội nhưng loại trừ lẫn nhau, không tồn tại song song; chỉ khái niệm về không gian, thời gian có chiều hướng trái ngược nhau; chỉ sự đối lập về số lượng, chất lượng, kích thước, tình cảm, trạng thái….Đối gián tiếp gồm những động từ trái nghĩa với nhau nằm trong nhóm ý nghĩa chỉ những hành động trái ngược nhau. Đối ngữ cảnh hay đối lâm thời gồm những từ trái nghĩa nhau theo ngữ cảnh hoặc theo quan niệm, tư duy của người Melayu nằm trong nhóm ý nghĩa chỉ những khái niệm xã hội, những nhóm đối lập trong xã hội loài người. Từ trái nghĩa được khai thác triệt để dưới những hình thức đối nghĩa gián tiếp, đối nghĩa trực tiếp và đối nghĩa ngữ cảnh để biểu đạt những nội dung vô cùng đa dạng và phong phú của thiên nhiên, xã hội và con người Melayu. Những suy nghĩ, quan điểm của người Melayu được dẫn giải và được đặt trong thế đối lập giúp cho bài pantun mang tính giá trị giáo dục và khuyên bảo.
Ngày nhận 28/3/2016; ngày chỉnh sửa 11/5/2016; ngày chấp nhận đăng 31/5/2016
Tác giả: Lại Quốc Khánh
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn