Những nghiên cứu về di cư của người Mông ở Việt Nam cho đến nay thường nhấn mạnh trước hết xuất phát từ những nguyên nhân kinh tế. Nhận định này có cơ sở nhất định: Người Mông thiên về làm nông nghiệp, năng suất và hiệu quả kinh tế không cao, dân số Mông thuộc một trong những tộc người có tỷ lệ tăng dân số cao nhất nước, trong khi đó đất đai canh tác ngày càng bị thu hẹp, cách thức canh tác làm cho đất bạc màu, v.v... Chính đói nghèo buộc người Mông phải di cư. Người Mông cũng là một trong những tác nhân chính trong các vụ chặt phá rừng.
Dù vậy, những nguyên nhân kinh tế có thể chỉ là một trong những lý do cơ bản. Ngoài ra, còn có những căn nguyên sâu xa khác nữa của vấn đề. Trên cơ sở phân tích những nguyên nhân văn hóa và tôn giáo trong di cư của tộc người này, bài viết nhấn mạnh không được xem nhẹ mối liên quan giữa các yếu tố tôn giáo với tình trạng di cư phổ biến của người Mông. Thêm vào đó, sự truyền bá đạo Tin Lành vào vùng đồng bào Mông từ hơn hai thập niên qua tạo ra những biến đổi lớn về nhân khẩu học, để lại nhiều hệ lụy đa chiều văn hóa-xã hội và an ninh chính trị.
Ngày nhận 19/7/2016; ngày chỉnh sửa 21/6/2017; ngày chấp nhận đăng 26/6/2017
Tác giả: Lại Quốc Khánh
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn