Bài viết này nói về thành tố trung tâm của danh ngữ tiếng Việt và một số biến đổi của chúng từ thời tiếng Việt cổ cho đến nay. Ngữ liệu được khảo sát giúp chúng tôi đi tới một số kết luận như sau:
1- Cái gọi là loại từ trong tiếng Việt chính là các danh từ đơn vị. Chúng hoàn toàn có khả năng làm trung tâm danh ngữ.
2- Trong một số danh ngữ tiếng Việt cổ-cận đại, có hiện tượng danh từ khối không đếm được đã trực tiếp kết hợp với lượng từ ở phía trước, mà không có danh từ đơn vị ở vị trí trung tâm chính danh của danh ngữ (ví dụ: muôn [ngọn/cái …] đao, một [bài] thơ…).
3- Bên cạnh đó, cũng có hiện tượng danh từ khối không đếm được lại kết hợp với định ngữ trực chỉ để chỉ cá thể (người/vật). Ví dụ: [con] rắn ấy, [đám] khói ấy…
4- Trong các danh ngữ thời kỳ đó, khá phổ biến hiện tượng danh từ đơn vị cái kết hợp với danh từ chỉ động vật và danh từ đơn vị con kết hợp với danh từ chỉ bất động vật.
Ngày nay, những danh ngữ như trên đây được coi là không chuẩn mực. Chúng thể hiện những diễn biến lịch sử trong quá trình lập thức danh ngữ tiếng Việt.
Ngày nhận 09/10/2016; ngày chỉnh sửa 03/3/2017; ngày chấp nhận đăng 15/3/2017
Tác giả: Lại Quốc Khánh
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn