Trong lịch sử Trung Quốc và Nhật Bản, thời đại nhà Đường và thời kỳ Asuka-Nara có thể xem là những kỷ nguyên phồn vinh bậc nhất của thơ ca phụ nữ. Điều này được thể hiện rất rõ qua số lượng nữ thi nhân và tác phẩm của họ hiện còn được lưu lại trong Toàn Đường thi và Manyoshu, những bộ thi tuyển quý giá của hai quốc gia Đông Á này. Không chỉ vậy, sự đa dạng về các loại hình nữ thi nhân, ví dụ như phụ nữ cung đình, phụ nữ quan lại, phụ nữ thường dân, nữ đạo sĩ, ni cô và kỹ nữ, với bối cảnh xã hội, học vấn và trải nghiệm đời sống mang nhiều nét độc đáo riêng, còn tạo nên những đặc sắc về nội dung và hình thức cho thơ ca phụ nữ trong Toàn Đường thi và Manyoshu. Trong bài viết này, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu thơ ca của một trong số các loại hình nữ thi nhân nêu trên-phụ nữ cung đình trên hai phương diện nội dung chủ đề và hình thức nghệ thuật để tìm hiểu những điểm tương đồng và khác biệt trong thơ ca của họ.
Ngày nhận: 27/12/2016; ngày chỉnh sửa 07/4/2017; ngày chấp nhận đăng 01/8/2017
Tác giả: Lại Quốc Khánh
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn