Các nghiên cứu mới đây của nhiều nhà khoa học trên thế giới chỉ ra ý nghĩa quan trọng của các nhân tố văn hóa (vốn văn hóa) và đặc điểm cấu trúc xã hội (vốn xã hội) đối với phát triển kinh tế. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các nhân tố này chủ yếu tiềm ẩn trong nguồn lực con người (vốn nhân lực). Những vấn đề này đã trở thành nội dung nghiên cứu của các nhà quản lý và được đưa vào chương trình giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành quản lý, kinh doanh ở nhiều trường đại học tiên tiến trên thế giới.
Bài viết này nhằm thuyết phục những người nghiên cứu về kinh tế, quản lý kinh doanh, giáo dục hay đào tạo nguồn nhân lực dành sự quan tâm thích đáng đến những vấn đề này và coi đó là những lĩnh vực nghiên cứu mới của chuyên ngành quản lý, thay vì coi đó là nhiệm vụ của các nhà nghiên cứu chuyên ngành văn hóa, dân tộc học, xã hội học. Nội dung bài viết tập trung vào ba câu hỏi lớn: (1) các nhân tố này có thực sự mang lại những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước? (2) tại sao lại là văn hóa và cấu trúc xã hội mà không phải là chủ đề hay vấn đề nào khác? Và (3) tại sao lại là nhà nghiên cứu về quản lý, phát triển nguồn nhân lực?
Ngày nhận 24/7/2017; ngày chỉnh sửa 13/9/2017; ngày chấp nhận đăng 20/9/2017
Tác giả: Lại Quốc Khánh
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn