Bài viết này đi sâu tìm hiểu quan điểm của Ngô Thế Vinh 吳世榮 về chữ “Dịch 易” trong Trúc Đường Chu dịch tùy bút 竹堂周易隨筆. Bài viết được triển khai trên hai phương diện: một là, tự dạng của chữ “Dịch”; hai là, ý nghĩa của chữ “Dịch”. Kết quả nghiên cứu cho thấy: về phương diện tự dạng, Ngô Thế Vinh quan niệm chữ “Dịch” được cấu tạo từ hai chữ “Nhật日” và “Nguyệt月”, tượng trưng cho nguyên lý âm dương tiêu trưởng bao trùm khắp trời đất; về phương diện ý nghĩa, Ngô Thế Vinh quan niệm chữ “Dịch” bao hàm hai ý nghĩa là biến dịch và giao dịch. Quan niệm về chữ “Dịch” của Ngô Thế Vinh được kế thừa từ quan niệm của các nhà Dịch học đời Hán, đời Tống và đời Nguyên, mà cụ thể là Trịnh Huyền 鄭玄, Trình Di 程頤, Chu Hy 朱熹, Hồ Nhất Quế 胡一桂, Ngô Trừng 吳澄 và Hồ Bỉnh Văn 胡炳文; ở một chừng mực nhất định, Ngô Thế Vinh cũng tham khảo một số luận thuyết của các nhà Dịch học đời Thanh, chủ yếu là Lý Quang Địa 李光地. Nguồn tư liệu tham khảo chính của tác phẩm này là Chu dịch truyện nghĩa đại toàn 周易傳義大全 và Ngự toản Chu dịch chiết trung 御纂周易折衷. Bài viết cũng chỉ ra rằng, quan niệm của Ngô Thế Vinh về chữ “Dịch” cơ bản tương đồng so với quan điểm của các trí thức Nho học Việt Nam đương thời như Nguyễn Văn Siêu 阮文超, Nguyễn Đức Đạt 阮德達.
Ngày nhận 30/8/2018; ngày chỉnh sửa 25/12/2018; ngày chấp nhận đăng 30/12/2018
Tác giả: Lại Quốc Khánh
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn