Trong bài viết này, chúng tôi tập trung trình bày về năm phương pháp mà Ngô Thì Nhậm đã đồng thời sử dụng để thông diễn kinh Xuân thu trong tác phẩm Xuân thu quản kiến - một thành tựu tiêu biểu của Kinh học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX. Năm phương pháp đó gồm: 1. Sử dụng Tam truyện và thuyết giải của Tiên Nho. 2. Kế thừa và thiết lập hệ thống nghĩa lệ. 3. “Dĩ kinh giải kinh” - vận dụng các kinh điển Nho gia khác giải thích Xuân thu. 4. Xâu chuỗi thông tin để trần thuật, bình luận sự kiện. 5. Dùng Xuân thu soi chiếu lịch sử. Năm phương pháp này là yếu tố chủ đạo định hướng mô thức biên soạn Xuân thu quản kiến của Ngô Thì Nhậm. Trong lịch sử thông diễn kinh điển Nho gia nói chung và Xuân thu nói riêng, đây là những phương pháp thông diễn truyền thống. Nhưng qua sự vận dụng của Ngô Thì Nhậm, chúng lại có những sự mới mẻ và đặc biệt riêng, mang dấu ấn của tác giả. Bởi bộ Xuân thu vừa là Kinh, vừa là Sử, nên 5 phương pháp này giúp tác giả có thể trình bày và giải quyết những vấn đề của cả Kinh và Sử trong quá trình thông diễn Xuân thu, giúp Kinh và Sử bổ trợ cho nhau. Nhưng sau rốt, việc dùng Sử để thuyết minh, phát huy nghĩa lý của Kinh vẫn là một mục đích mà Ngô Thì Nhậm hướng tới trong Xuân thu quản kiến.
Ngày nhận 30/8/2018; ngày chỉnh sửa 20/12/2018; ngày chấp nhận đăng 28/12/2018
Tác giả: Lại Quốc Khánh
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn