Những năm đầu thế kỷ XX đã chứng kiến quá trình cải cách giáo dục diễn ra ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, đặc biệt nhằm vào các trường lớp và thi cử Nho học, vốn là các thiết chế giáo dục chủ đạo ở Trung Kỳ trước năm 1919. Trong cải cách này, các trường làng và giáo làng được đặt dưới sự quản lý của nhà nước. Thày đồ được thay bằng hương sư, những người phải trải qua một khoá học sư phạm ngắn hạn. Trên các trường hương sư (trường Ấu học), là các trường huấn đạo hoặc giáo thụ (trường Tiểu học); và cao nhất là trường đốc học (trường Trung học). Chương trình và sách giáo khoa cho những trường này được đổi mới theo hướng tiếp cận dần với các trường Pháp-Việt. Bài viết trình bày về quá trình cải cách giáo dục ở Trung Kỳ từ năm 1896 đến năm 1919, đặc biệt tập trung vào cải cách trường lớp và các kỳ thi Nho học. Khác với Bắc Kỳ, nơi mọi quyết định cải cách đều được thông qua bởi chính quyền Pháp; ở Trung Kỳ, triều đình nhà Nguyễn được trao quyền ban hành các đạo dụ và chia sẻ việc quản lý, giám sát trường học với các cơ quan của Pháp. Qua tìm hiểu một số chính sách đối với nhà trường, nguồn kinh phí, đào tạo giáo viên, soạn thảo sách giáo khoa mới, đóng góp của triều đình nhà Nguyễn đối với cải cách trường Nho học trước năm 1919 sẽ được thảo luận trong bài.
Ngày nhận 09/8/2017; ngày chỉnh sửa 20/10/2017; ngày chấp nhận đăng 28/2/2018
Tác giả: Lại Quốc Khánh
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn