Từ 1565, người Tây Ban Nha đặt đại bản doanh đầu tiên của mình ở khu vực Đông Nam Á tại Cebu (thuộc quần đảo Visayan, miền trung Philippines ngày nay). Tuy nhiên, chỉ vài năm sau đó, họ quyết định lựa chọn Manila để xây dựng thủ phủ chính cho chính quyền thuộc địa Tây Ban Nha ở phương Đông. Chỉ trong một thời gian ngắn, Manila trở thành một mắt xích quan trọng trong hệ thống thương mại của khu vực Đông Nam Á và thế giới. Đặc biệt, nếu trước năm 1571, Cebu chỉ được duy trì với vai trò là một cảng thị quan trọng thì Manila ngay từ những ngày đầu xác lập đã được coi như “ngôi nhà” của người Tây Ban Nha ở phương Đông. Xuất phát từ những mục tiêu chiến lược tương tự như đã làm tại các thuộc địa Tân Thế giới, Tây Ban Nha xây dựng Manila hoàn toàn theo mẫu hình đô thị phương Tây với các chức năng chính: đầu não chính trị, cảng thị buôn bán và trung tâm tôn giáo. Tuy nhiên, trải qua thời gian, bản thân thành phố Manila đã có những biến đổi nhất định nhằm thích nghi với môi trường và điều kiện lịch sử của quần đảo Philippines cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII. Trên cơ sở tiếp cận những nguồn tư liệu mới và sử dụng góc nhìn sử học toàn cầu, bài viết bước đầu phân tích và lí giải quá trình hình thành và biến đổi của Manila với tư cách là một đô thị thuộc địa của Tây Ban Nha trong thời kì đầu của chế độ thực dân ở quần đảo Philippines.
Ngày nhận 26/6/2017; ngày chỉnh sửa 08/9/2017; ngày chấp nhận đăng 28/2/2018
Tác giả: Lại Quốc Khánh
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn