Lê Thánh Tông là trung tâm của điển phạm văn học nhà nho, là dấu mốc mà ở đó văn chương nhà nho đạt đến độ chuẩn mực, quy phạm nhất. Ông có ý thức với chuyện làm văn chương và sử dụng văn chương như một công cụ tải đạo, để phục vụ mục đích chính trị theo kiểu đặc trưng Nho gia. Văn chương của ông đã trở thành khuôn mẫu cho các nhà nho đương thời và hậu thế noi theo. Mối quan hệ giữa việc sáng tác văn chương và cai trị nước, vai trò của Lê Thánh Tông với tư cách một hoàng đế - nhà nho - thi sĩ, sự gắn kết giữa văn chương và các thiết chế nhà nước đã tạo nên một giai đoạn điển phạm của văn chương nhà nho ở nửa cuối thế kỷ XV. Sau Lê Thánh Tông, văn học Việt Nam sẽ dần đi đến một ngả rẽ khác, là quá trình giải điển phạm của hệ thống văn chương chữ Hán mang tính quy phạm để hình thành nên những điển phạm của văn học chữ Nôm.
Ngày nhận 24/3/2017; ngày chỉnh sửa 02/11/2017; ngày chấp nhận đăng 01/12/2017
Tác giả: Lại Quốc Khánh
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn