Cho dù các nguồn lực văn hóa được thao tác hóa khái niệm một cách khách quan với thuật ngữ “văn hóa” hay là thể hiện qua con người, các nguồn lực văn hóa có thể được cho là ở trong con người – các chủ thể của văn hóa. Theo tôi, điều này ngụ ý rằng một cách nhìn về phát triển bền vững dựa trên các nguồn lực văn hóa nên tập trung trước hết vào các chủ thể của văn hóa, theo nghĩa là các chủ thể này giống với các chủ thể phát triển. Ý tưởng này bắt nguồn từ sự phân biệt (trong tiếng Anh) giữa động từ “phát triển” ở thể ngoại động từ và nội động từ. Trong thực hành ngôn ngữ trước đây, “phát triển” là nội động từ - không có bổ ngữ - với sự xuất hiện khái niệm mới của phát triển từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai như chúng ta biết ngày nay, “phát triển” trở thành ngoại động từ, có nghĩa là nó có bổ ngữ. Nói một cách khác, “phát triển” bây giờ có thể là phát triển cái gì đó hay ai đó (số ít hay số nhiều), dẫn đến sự tách biệt hoàn toàn giữa các chủ thể của phát triển (thường là các nhà tài trợ phát triển, các nước phương Bắc, các tổ chức phát triển, nhà nước) và các khách thể phát triển (thường thường, nhưng không phải toàn diện, là các “nhóm mục tiêu” như người nghèo, dân tộc thiểu số, phụ nữ và trẻ em, nông dân, và cả các nước phương Nam) dẫn đến việc công cụ hóa các khách thể này trong quá trình phát triển. Từ điểm xuất phát này, tôi đưa ra một cái nhìn khái quát về thực hành và diễn ngôn về phát triển trong quá khứ và hiện tại với ít nhiều liên quan đến Việt Nam, đồng thời đưa ra một số gợi ý về việc các khách thể phát triển có thể biến thành các chủ thể phát triển như thế nào bằng cách coi họ như là hiện thân các nguồn lực văn hoá - như vậy với tư cách tác nhân văn hóa - và xem như là chủ thể của sự phát triển của chính họ.
Ngày nhận 08/9/2017; ngày chỉnh sửa 14/12/2017; ngày chấp nhận đăng 29/12/2017
Tác giả: Lại Quốc Khánh
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn