Trường học, rộng hơn là giáo dục - là nền tảng của xã hội. Với phương châm đó, các nhà chính trị và giáo dục của nền Cộng hòa thứ ba đã chủ trương cải cách giáo dục, sử dụng giáo dục như một công cụ chính sách để thực hiện “sứ mệnh khai hóa” ngay tại chính quốc Pháp. Bài viết phân tích bối cảnh chính trị - xã hội của cải cách giáo dục trong những thập niên 1870-1880 và chỉ ra ý nghĩa chính trị sâu sắc cuộc cải cách này. Cùng thời điểm đó, “sứ mệnh khai hóa” cũng được thực thi tại các thuộc địa của Pháp với kỳ vọng truyền bá các giá trị cộng hòa của Pháp thông qua và bằng giáo dục để biến người dân thuộc địa “thành người Pháp”. Bài viết này sẽ tiếp tục xem xét những điểm kết nối (trên khía cạnh chính trị) giữa cải cách giáo dục ở Pháp với việc thực thi chính sách giáo dục ở Việt Nam trong giai đoạn đầu của nền Cộng hòa thứ ba (từ 1870 đến 1914), cũng là giai đoạn bành trướng thuộc địa và cai trị thuộc địa tập trung nhất của thực dân Pháp.
Ngày nhậ 25/12/2019; ngày chỉnh sửa 23/2/2020; ngày chấp nhận đăng 28/02/2020
Tác giả: Lại Quốc Khánh
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn