Với định hướng nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, dựa trên nguồn tư liệu thành văn và tư liệu thực tế, bài viết cung cấp một số tri thức căn bản về hệ thống đồ thờ truyền thống trong từ đường Việt Nam với khoảng 40 loại đồ thờ được phân bố theo cấu trúc của không gian thờ tự cổ truyền Bắc Bộ. Bài viết sử dụng các phương pháp điền dã, thống kê, phân loại, đối chiếu, phân tích tổng hợp, kết hợp sử dụng các phương pháp văn hóa học, nhân học văn hóa, nhân học tôn giáo và nghiên cứu liên ngành để lý giải sự tiếp biến của đồ thờ thể hiện qua chất liệu, kiểu mẫu, đồ án trang trí, sự thay đổi về vị trí bày biện, công năng và phạm vi sử dụng. Bài viết cho rằng lễ nghi, phong tục thờ cúng nói chung và đồ thờ nói riêng không phải là thứ “nhất thành bất biến”, tùy thời, tùy tục mà có sự châm chước ít nhiều. Chúng ta không ngại chấp nhận sự thay đổi, sáng tạo, nhưng thay đổi, sáng tạo cần dựa trên nền tảng tri thức, sự hiểu biết đúng đắn và thấu đáo về văn hóa và lễ nghi truyền thống.
Ngày nhận 13/11/2019; ngày chỉnh sửa 28/01/2020; ngày chấp nhận đăng 28/02/2020
Tác giả: Bùi Bá Quân
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn