Hợp tác kinh tế giữa các nước có chia sẻ chung đường biên giới được nhìn nhận là góp phần tạo ra thị trường lớn hơn, giảm bớt các rào cản thương mại và tăng cường dịch chuyển vốn, cộng nghệ, lao động. Trong khuôn khổ đó, Hành lang kinh tế phía Nam có ý nghĩa vừa là nền tảng kết nối thành viên nhóm các nước tiểu vùng sông Mekong: Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam, vừa đóng vai trò là hợp phần quan trọng của hội nhập kinh tế khu vực. Du lịch là ngành kinh tế có tính liên vùng cao, có mối quan hệ chặt chẽ với hành lang kinh tế trong khu vực. Vì vậy, việc khai thác các hành lang kinh tế sẽ tạo điều kiện cho liên kết phát triển, mở rộng thị trường du lịch giữa các nước trong khu vực. Bài viết này trình bày một số vấn đề lý thuyết liên quan đến hành lang kinh tế và vai trò trong phát triển du lịch khu vực. Lấy trường hợp Hành lang kinh tế phía Nam, nhóm tác giả đề xuất các nghiên cứu sâu hơn để khai thác triệt để tiềm năng phát triển du lịch đa quốc gia dọc theo hành lang.
Ngày nhận 20/6/2018; ngày chỉnh sửa 19/9/2018; ngày chấp nhận đăng 28/2/2019
Tác giả: Lại Quốc Khánh
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn