Truyện tích Mục Liên được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, gắn với sinh hoạt và nghi lễ Phật giáo vào rằm tháng Bẩy. Truyện Mục Liên cũng như nhiều truyện tích Phật giáo khác được diễn âm bằng thể thơ lục bát, được khắc in và lưu hành ở Việt Nam. Tới nửa đầu thế kỉ XX, cùng với sự phát triển của chữ Quốc ngữ và công nghệ in ấn, nhiều cơ sở ở hai trung tâm in ấn lớn đương thời là Hà Nội và Sài Gòn đã in bản phiên Quốc ngữ truyện thơ Mục Liên. Ngoài một số ấn bản được xác định là soạn mới thì có bản tự định danh là phiên bản Quốc ngữ của một bản chữ Nôm khác. Dựa trên nghiên cứu so sánh về bố cục, nội dung, văn từ của các văn bản truyện thơ lục bát Mục Liên chữ Nôm và Quốc ngữ hiện tồn, bài viết chỉ ra các ấn bản Quốc ngữ nửa đầu thế kỉ XX không dựa trên bất kì bản chữ Nôm nào trước đó.
Ngày nhận 13/9/2018; ngày chỉnh sửa 02/11/2018; ngày chấp nhận đăng 25/12/2018
Tác giả: Lại Quốc Khánh
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn