Trong tiếng Việt, giữa phương ngữ Bắc Trung bộ (BTB) và Bắc bộ (BB) có sự tương ứng theo kiểu (con) tru, (cỏ) cú, (con) du, (đi) vô v.v với (con) trâu, (cỏ) gấu, (con) dâu và (đi) vào. Năm 1995, giáo sư Nguyễn Tài Cẩn coi đây là chứng tích thể hiện sự cách tân phần vần (rhyme) */o/, */u/ ở riêng “phía Việt Mường (subgroup Việt- Mường)” và cho rằng nó xảy ra từ thời sơ kỳ (Old Việt) cho đến thời kỳ cận đại, tức tương ứng với thời kỳ tiếng Việt trung đại (Middle Việt)
Hiện nay, với sự bổ sung tư liệu của cả nhóm ngôn ngữ Việt - Mường (group Việt- Mường/Vietic) trong những năm vừa qua, có thể thấy hiện tượng biến đổi phần vần nói trên trong tiếng Việt hình như còn chưa xảy ra ở “phía Việt- Mường (subgroup Việt- Mường)”. Thêm vào đó, những tương ứng thể hiện biến đổi này lại cho biết rằng ở vào giai đoạn tiền Việt- Mường (proto Việt- Mường/proto Vietic), có khả năng tiếng Việt có những nguyên âm ở cùng độ mở nằm trong thế đối lập âm vị học phức tạp hơn về mức độ dài (long), ngắn (brief) hay mở (open) để chuyển thành những vần */o/, */u/ trong “ tiểu nhóm Việt Mường (subgroup Việt- Mường)” sau này. Và đó là nguyên nhân dẫn đến những xử lý khác nhau của chúng như hiện chúng ta đang có.
Tác giả: Lâm Thị Mỹ Dung
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn