Nhật Bản chịu thất bại nặng nề trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ Hai khi Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki năm 1945. Mặc dù có sự phát triển thần tốc về kinh tế vài thập kỷ sau đó, nước Nhật vẫn rơi vào khủng hoảng tinh thần nghiêm trọng, mà khủng hoảng căn cước (crisis in identity) trở thành một trong những vấn đề cốt lõi nhất của thời đại. Nhà văn Abe Kobo (安部公房, 1924-1993) đã đề cập đến sự cô đơn, tha hóa và mất căn cước của con người thời hậu chiến, khi mà xã hội Nhật Bản diễn biến phức tạp theo guồng quay công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tác phẩm của ông phản ánh nỗi vong thân của con người trong xã hội hiện đại và nguy cơ mất đi căn cước của cá nhân. Nhân vật của Abe Kobo luôn ở trong trạng thái bị mất gốc, bị tước đoạt tự do và buộc phải kiếm tìm căn cước đã mất của mình, nhưng không bao giờ tìm thấy. Và để tiếp tục tồn tại, anh ta phải không ngừng lao động và sáng tạo. Đó cũng là yếu tố tích cực trong tư tưởng của nhà văn khi để cho các nhân vật của mình luôn kiếm tìm ý nghĩa của hiện tồn.
Ngày nhận 03/4/2019; ngày chỉnh sửa 23/4/2019; ngày chấp nhận đăng 20/8/2019
DOI: https://doi.org/10.33100/tckhxhnv5.4.TranThiThuc
Tác giả: Lại Quốc Khánh
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn