Trong nghiên cứu này, những mẫu rập khuôn về học sinh trường Trung học phổ thông (THPT) chuyên Hà Nội - Amsterdam (Ams) trên truyền thông sẽ được chỉ rõ. Từ đó, tôi đi sâu vào mối quan hệ giữa những mẫu rập khuôn này với cách học sinh trường chuyên thể hiện bản thân trên mạng xã hội, đồng thời chỉ ra những tác động thực tế của chúng lên cuộc sống của họ. Bằng ba phương pháp nghiên cứu chính: phân tích nội dung, phân tích văn bản và thực địa nhân học, kết hợp với lý thuyết về ký hiệu học của Roland Barthes, nghiên cứu sẽ bóc tách cuộc sống của học sinh trường chuyên nói riêng và giới trẻ Việt Nam nói chung dưới những áp lực của truyền thông sau thời kỳ Đổi mới. Sâu xa hơn, những vấn đề được xã hội quan tâm như giáo dục giới trẻ thông qua truyền thông hay sự bất bình đẳng xã hội được tạo ra bởi định kiến sẽ được gợi mở.
Ngày nhận 30/5/2018; ngày chỉnh sửa 08/5/2019; ngày chấp nhận đăng 20/8/2019
DOI: https://doi.org/10.33100/tckhxhnv5.4.VuHoangLong
Tác giả: Lại Quốc Khánh
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn