Bài viết bàn về các quan điểm khác nhau về hàng hóa dưới góc độ tiếp cận của một số nhà Xã hội học. Các quan điểm này bao gồm: (1) Hàng hóa là sự thể hiện của cá nhân trong xã hội, (2) Hàng hóa như là một loại tôn giáo và (3) Hàng hóa là biểu tượng và công cụ của tương tác xã hội. Quan niệm này nằm trong bối cảnh sự xuất hiện của các xã hội tiêu dùng tại các nước phương Tây sau cách mạng Công nghiệp. Do đó, nhằm cung cấp những hiểu biết cụ thể hơn, bài viết cũng làm rõ các tiền đề phát triển chung của các xã hội tiêu dùng này. Trong xã hội mà làn sóng tiêu dùng đang lây lan từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển, việc nghiên cứu về tiêu dùng là cần thiết để hiểu được bản chất và để dự báo sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng của cá nhân như là một khía cạnh biến đổi văn hóa từ cấp độ vi mô.
Ngày nhận 11/8/2017; ngày chỉnh sửa 26/4/2018; ngày chấp nhận đăng 21/6/2018
Tác giả: Lại Quốc Khánh
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn