Trong bản thuyết trình về “Di sản văn hóa cho tương lai: Công ước UNESCO 2003 về Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể”, Frank Proschan (một cựu chuyên gia UNESCO) cho biết: UNESCO không vinh danh, công nhận di sản văn hóa phi vật thể. Việc dùng từ “công nhận” di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, di sản văn hóa phi vật thể nhân loại là chưa hiểu đúng tinh thần Công ước 2003. Bài viết tìm hiểu về hiện tượng loạn danh hiệu và cấp bằng di sản không chỉ có ở Việt Nam mà còn diễn ra sôi động từ thế kỷ trước ở Hy Lạp qua một nghiên cứu đặc sắc của Michael Herzfeld, Đại học Harvard, Hoa Kỳ: Tạo vật vụng về: Nghệ nhân và kỹ xảo trong thang bậc giá trị toàn cầu. Đây là một nghiên cứu quan trọng của ông về ứng xử với di sản truyền thống của Hy Lạp, chúng không đơn thuần là những vật trưng bày mà còn thể hiện mặt trái đời sống của nghệ nhân, những người đã tạo ra các sản phẩm đó. Qua đây, ông chỉ trích việc tạo tác một cách khuôn sáo (theo mẫu có sẵn) khiến cho các nghệ nhân tại đảo Cret (Hy Lạp) bị mất đi các kỹ xảo truyền thống nếu đặt trong một “hệ thống phân cấp giá trị toàn cầu”. Quan sát của ông mang đến cho chúng ta một cách hiểu sâu sắc về các tác động của toàn cầu hóa với ngành công nghiệp di sản và đời sống xã hội ở Hy Lạp, từ đó soi chiếu vào thực trạng của Việt Nam hiện nay.
Ngày nhận 22/4/2020; ngày chỉnh sửa 28/7/2020; ngày chấp nhận đăng 28/8/2020
DOI..................................................
Tác giả: Lại Quốc Khánh
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn