Nghiên cứu phương thức biểu hiện và cách biểu đạt tương ứng trong tiếng Việt là một nghiên cứu mới và có ý nghĩa đối với công tác dịch thuật, đặc biệt là dịch văn học từ tiếng Đức sang tiếng Việt, đồng thời góp phần vào công tác đào tạo Biên dịch cho sinh viên theo học chuyên ngành Dịch tiếng Đức-tiếng Việt. Vậy hàm ý quy ước trong câu hỏi tiếng Đức được biểu hiện qua các cơ chế ngôn ngữ nào và có thể dịch tương đương sang tiếng Việt ra sao? Để trả lời câu hỏi trên, chúng tôi phân tích, sau đó tổng hợp các dấu hiệu ngôn ngữ tạo nên hàm ý quy ước trong các câu hỏi ở bản gốc “Der Besuch der alten Dame” của Dürrenmatt và tìm ra những biểu hiện tương đương trong hai bản dịch “Bà lớn về thăm” của Phạm Thị Hoài và “Bà tỷ phú về thăm quê” của Lê Chu Cầu. Hàm ý quy ước trong câu hỏi tiếng Đức được thể hiện qua các diễn đạt trực chỉ diễn ngôn như tiểu từ, liên từ, ..., diễn đạt trực chỉ xã hội như các từ xưng hô mang tính trang trọng, từ chỉ thái độ của người nói, từ phủ định “nicht”, động từ tình thái, thành ngữ và giả định thức II. Tùy theo tình huống mà những phương tiện ngôn ngữ trên có những biểu hiện tương đương rất khác nhau trong tiếng Việt.
Ngày nhận 01/8/2018; ngày chỉnh sửa 29/8/2018; ngày chấp nhận đăng 10/10/2018
Tác giả: Lại Quốc Khánh
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn